Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2009

Bánh Flan


Tóm tắt nội dung

nội dung bài viết

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2009

Sủi cảo nhân tôm


VẬT LIỆU :
- 1/2 kg xương ống
- 150g thịt heo xay
- 100g giò sống
- 200g tôm sú
- 150g mực ống
- 150 g cá viên
- 300g cải ngồng
- 100g vỏ hoành thánh
- 3 tai nấm đông cô khô
- hành lá, ngò
- muối, bột nêm, đường, tiêu, nước mắm.

CÁCH LÀM :
Rửa tôm sú, luộc chín, bóc vỏ. Mực ống chà muối, rửa sạch, khứa bông, thái miếng hình chữ nhật. Cải ngồng thái khúc dài 5cm, nấm đông cô ngâm nở, thái nhuyễn, đầu hành lá băm nhuyễn. Trộn thịt với giò sống, nấm đông cô, đầu hành lá, 1 muổng cà phê bột nêm, 1 muổng soupe nước mắm và 1 chút tiêu. Lần lượt cho 1/2 muổng cà-phê hỗn hợp này và 1 con tôm lên miếng da hoanh thánh, gấp đôi rồi luộc chín. Đun sôi 1,5 lít nước, hầm xương ống làm nước dùng. Nêm 1 muổng soupe bột nêm, 1/2 muổng cà- phê muối và 1 muổng cà phê đường. Khi nước dùng sôi, cho cá viên, mực và cải ngồng vào.
Cho sủi cảo vào tô, chan nước dùng, rắc tiêu và hành ngò.

Bún bò giò heo


Nguyên liệu:
- 500g giò heo chặt khúc nhỏ
- 300g bắp bò rửa sạch
- một ít tiết heo luộc chín
- 200gr giò sống
- 800g bún tươi
- 200g xả cây rửa sạch
- 1/4 trái thơm rửa sạch
- 1/2 củ hành tây cắt miếng mỏng
- 3 nhánh hành lá xắt nhuyễn
- Rau răm xắt nhuyễn
- 2 muỗng canh mắm ruốc Huế pha loãng với nước lạnh rồi lọc lại lấy phần nước trong (không pha với nước nóng ruốc sẽ bị tanh)
- 1 muỗng cafe đường cát trắng
- 1 muỗng canh màu hạt điều
- Rau sống, hoa chuối thái mỏng, chanh ớt, nước mắm, ớt sa tế

Thực hiện:
- Hầm giò heo + bắp bò + thơm khoảng 2h để lấy nước dùng
- Giò heo vừa chín vớt ra ngâm vào nước lạnh đến khi hết nóng vớt ra để ráo (cách này làm cho giò heo giữ được độ giòn không bị nhũn), bắp bò vớt ra xắt miềng mỏng vừa ăn
- Nêm nước dùng với nước mắm + ruốc + đường cát cho vừa ăn.
- Bún tươi trụng chín sắp vào tô với gò heo & thịt bắp bò
- Thêm nước dùng + hành tây + hành lá + rau răm
- Ăn nóng với rau sống, hoa chuối chụng và ớt satế


(hình ảnh lượm đựơc trên net không phải của nhà mình)

Gà hấp hành


Nguyên liệu:
- 1 con gà ta ( khoảng 1kg)
- 300g hành lá
- 2 củ hành tây
- 1 thìa cà phê tiêu hạt đập giập
- 2 thìa cà phê đường
- 1 thìa súp nước mắm ngon
- 1 thìa súp dầu ăn
- 1 thìa súp hạt nêm từ thịt Knorr

Thực hiện:
- Gà mua về trụng nước sôi làm sạch hoặc mua gà làm sẵn ở chợ, rửa sạch qua nước muối và nhặt sạch lông con
- Hành lá, bóc sạch vỏ, bỏ lá uá, tước sợi
- Hành tây bóc vỏ, rửa sạch cắt múi cau
- Ướp gà với đầu hành trắng tước sợi, 2 thìa cà phê hạt nêm từ thịt Knorr, 1 thìa súp nước mắm ngon, dầu ăn, đường cho đều nguyên con gà
- Cho gà đã ướp vào xửng hấp cách thủy 30 phút, gà chín chặt gà hoặc xé phay thành miếng vừa ăn. Trộn gà xé phay với hành lá còn lại, hành củ, 2 thìa súp nước mắm ngon, 2 thìa cà phê hạt nêm từ thịt Knorr. Mang hấp tiếp khoảng 15 phút cho thấm đều
- Dùng nóng, chấm muối tiêu chanh.

Cơm chiên hải sản


Nguyên liệu:

- 2 lon sữa bò gạo thơm,
- 200g tôm tươi,
- 200g mực tươi,
- 100g nạc cua,
- cà rốt, đậu que,
- bột cà - ri,
- tỏi, củ hành, hành lá,
- dầu ăn, đường, muối, bột ngọt...

Cách làm:
- Nấu cơm gạo thơm, nấu hơi khô, để nguội.
- Tôm bóc vỏ, tách dọc làm đôi.
- Mực rửa sạch, cắt khoanh và dùng dao khứa tùy ý, như vậy khi mực chín nở bung ra theo lằn khứa rất đẹp.
- Tỏi, củ hành băm nhỏ. Cà rốt thái hạt lựu, đậu que xắt thật nhỏ, luộc chín. Hành lá xắt nhuyễn.
- Bắc chảo dầu lên bếp, dầu nóng cho củ hành băm vào, phi thơm. Cho bột cà - ri vào xào một lát rồi cho tiếp tôm, mực, nạc cua, cà rốt, đậu que vào xào. Để chín, nêm nếm vừa ăn rồi xúc hỗn hợp trên ra đĩa.
- Lại cho dầu vào chảo, phi tỏi băm thật thơm rồi chiên cơm, nêm nếm (chú ý nêm hơi nhạt vì thức ăn trộn với cơm đã nêm sẵn). Đợi hạt cơm săn lại, cho nhân hải sản vào trộn thật đều tay.
- Cơm chiên hải sản ăn kèm nước tương, hoặc tương ớt.

Tôm xào tỏi


Nguyên liệu:
- 300gr tôm lớn, rửa sạch, lột vỏ và rút chỉ lưng
- 2 thìa cà phê nước cốt chanh
- 8-10 tép tỏi tươi, băm nhuyễn
- 1/2 chén ngò rí băm nhuyễn
- 2 thìa canh dầu ăn
- một ít muối, ớt khô, chút xíu bột ngọt

Thực hiện:
- Ướp tôm với nước chanh, 1/3 tỏi băm, một nửa số ngò băm, một ít muối, bột ngọt, và ít ớt khô . Để khoảng 15 đến 20 phút cho thấm .
- Cho dầu ăn vào chảo nóng, cho tôm và phần tỏi còn lại vào xào. Khi tôm chín, tắt lửa và cho phần ngò, ớt, muối còn lại vào, trộn đều và cho ra đĩa ăn với cơm nóng hay bánh mì .


(của đi mượn , k phải của nhà mình. hì hì...)

Đùi gà sốt bơ tỏi


Nguyên liệu:
- 4 cái tỏi gà (đùi gà chặt ra).
- 30gr bơ mặn.
- 2 thìa cá phê tỏi xay.
- 100gr bắp cải thái nhỏ.
- 1 quả cà chua.
- Muối, tiêu, giấm, đường, dầu ăn.

Thực hiện:
- Rửa sạch gà, để ráo. Ướp gà với 1/2 thìa cà phê muối và 1/2 thìa cà phê tỏi xay. Để ngấm gia vị.
- Rửa bắp cải, để ráo. Rửa cà chua, bỏ hạt, thái hạt lựu nhỏ.
- Pha giấm đường. Hòa 2 thìa súp giấm, 2 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê tiêu và 1/4 thìa cà phê muối.
- Trộn đều bắp cải và cà chua rồi rưới hỗn hợp giấm đường lên.
- Đun sôi dầu, chiên gà chín vàng, vớt ra đĩa.
- Phi bơ với phần tỏi còn lại, rưới hỗn hợp này lên tỏi gà.

Thưởng Thức
Dọn kèm với nước tương. Món này có thể ăn chung với cơm hoặc bánh mì.

(đi mượn từ đầu chí cuối)

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2009

Hải sản nhồi dưa leo


Nguyên liệu:
- 100gr tôm
- 100gr mực
- 1 chủ cà rốt
- 50g đậu que
- 03 quả dưa leo
- 20 gr hạt bắp
- 1 thìa súp xốt mayonnaise
- 1 thìa súp xốt tương cà

Cách làm:
- Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ lưng, cắt hạt lựu nhỏ. Mực làm sạch, cắt hạt lựu.
- Cà rốt gọt vỏ, sửa sạch. Đậu que tước xơ. Tất cả cắt hạt lựu.
- Dưa leo rửa sạch, cắt khúc khoảng 5cm, khoát bỏ ruột, tỉa răng cưa quanh mép.
- Trụng chín tất cả các nguyên liệu (trừ dưa leo), sau đó trộn đều với xốt mayonnaise và xốt tương cà, nhồi vào dưa leo, đem hấp cách thủy khoảng 5 phút. Món này trước khi ăn có thể cho vào tủ lạnh để mát.

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2009

Chè bánh lọt, cốt dừa


1
. Chuẩn bị một cái rổ thưa đường kính khoảng 25 - 30cm, lỗ đáy rổ lớn bằng cỡ đầu đũa ăn cơm hoặc một vật dụng tương tự. Một cái nồi đường kính vừa bằng đường kính rổ. Vợt, rá. nước lọc.

2. Nước pha bột: Gồm nước lọc để pha bột cho màu trắng tự nhiên. Hoặc làm nước màu xanh theo cách dân dã bằng: 100gr lá dứa rửa sạch, xay nhuyễn với 1/2 lít nước, lược qua rây bỏ xác, lấy phần nước màu xanh để sử dụng.

3. Nước đường: Nấu tan 1/2kg đường với 1/2 lít nước cho đặc lại, tùy thích cho thêm 2 hoặc 3 gram vani vào nước đường.

4. Nước cốt dừa: 500gr dừa nạo, cho vào một túi vải mỏng, châm vào 1,5 lít nước ấm, nhồi vắt kỹ lấy nước. Nếu không tiện có túi vải thì dùng một cái rây cũng được, đặt rây vào một cái tô, châm nước nóng vào, rồi nhồi ép lấy nước cốt dừa. Bắc lại nước cốt dừa lên bếp nấu sôi, cho vào 1/2 muỗng cà phê muối, để nguội. Có thể sử dụng nước cốt dừa đóng hộp.

5. Phân lượng bột: Sử dụng 5 phần bột gạo + 1 phần bột năng.

6. Làm bánh lọt: Chuẩn bị rổ thưa, bình nước lọc nguội, sạch. Xẻng phẳng. Dùng phân lượng bột để làm một ít bánh lọt với: 500gr bột gạo + 100gr bột năng. Hoà tan bột với khoảng 1/2 lít nước, nếu làm màu trắng thì dùng nước lọc; màu xanh thì dùng nước lá dứa (hoặc màu thực phẩm), lược lại nước bột qua một cái rây. Bắc nước bột lên bếp, nấu nhỏ lửa, dùng đũa khuấy đều tay cho bột chín đặc, lưu ý lửa kẻo cháy nồi. Đặt một cái rổ thưa, rổ có lỗ nhỏ chừng đầu đũa ăn cơm, lên trên miệng một thau nước lọc nguội sạch, trút bột còn nóng ấm vào rổ, dùng một cái xẻng thẳng ép mạnh bột, bột chín đặc nhưng vẫn chảy lọt qua rổ thành từng khúc, canh chừng sợi bột dài chừng 3 - 5cm thì dừng tay ép hoặc gõ mạnh tay vào thành rổ cho sợi bột tự đứt quãng, khúc bột rơi vào nước lọc nguội đi, đông lại thành sợi bánh lọt với hai đầu nhọn mới đẹp, đạt yêu cầu. Nấu bột sao cho có độ đặc đạt yêu cầu như vậy cần phải làm thử một vài lần với từng ít bột. Nếu bột loãng quá thì chỉ cần bắc lên bếp nấu nhỏ lửa lại cho đặc thêm. Vớt bánh lọt ra để riêng, xem bát nước lọc nếu nhiều bột quá thì phải thay nước khác.


7. Trình bày món ăn: Món bánh lọt truyền thống chỉ ăn với nước cốt dừa, nước đường thắng. Cho ít bánh lọt xanh trắng ra chén, châm vào ít nước cốt dừa với ít nước đường tùy ý muốn ngọt ít nhiều. Bỏ thêm đá bào ăn chung, mát mát, ngon tuyệt.

8. Chú thích: Chất lượng bột sử dụng cùng độ chín đặc khi khuấy sẽ cho sợi bánh lọt mềm dẻo tự nhiên. Một số người làm theo cách như sau để làm cho sợi bánh lọt dai một cách khác hơn là pha vôi trắng ăn trầu với nước theo tỉ lệ 1 lít nước + 10gr vôi trắng, để nước lắng trong, dùng nước này ngâm gạo qua nửa ngày rồi mới đem xay gạo thành bột hoặc pha bột khô với nước ngâm vôi này.